Cẩn thận khi mua pin sạc dự phòng với dung lượng lớn

Có thể nói, pin là một trong những thành phần quan trọng bậc nhất của một thiết bị di động. Sở sĩ chúng ta có thể nói như vậy là vì nếu coi vi xử lý và RAM là bộ não, thì pin chính là trái tim cung cấp toàn bộ năng lượng cho các thành phần phần cứng còn lại.

Tuy nhiên, trong thời đại mà các nhà sản xuất đang chạy đua để nâng cấp cấu hình sao cho thật mạnh mẽ nhằm cạnh tranh với các đối thủ thì dường như những viên pin được họ tích hợp vào chiếc smarphone hay máy tính bảng lại hoàn toàn không đủ để có thể thỏa mãn nhu cầu của người sử dụng.

pin sac du lieu dung luong ao

 

Các sản phẩm có thời lượng pin không được đánh giá cao như iPhone thường sẽ phải “kết thân” với sạc dự phòng.

Tất nhiên ai cũng muốn thiết bị của mình có thể sử dụng được nhiều ngày và điều này đã dẫn đến hai lựa chọn, một là mua thêm một viên pin nữa cho điện thoại (nhưng sẽ phải lắp ra lắp vào khá phiền phức mà với các máy có thiết kế nguyên khối thì phương án này là bất khả thi) và hai là mua pin dự phòng gắn ngoài. Thường thì mọi người sẽ lựa chọn phương án thứ hai và dung lượng pin hay chỉ số mAh được in ở vỏ ngoài chính là mối quan tâm hàng đầu của khách hàng khi tìm đến các cửa hàng bán phụ kiện thiết bị di động.

Hiện nay trên thị trường Việt Nam đang tràn ngập các loại pin dự phòng (đa phần là của Trung Quốc) với đủ kiểu dáng, kích cỡ đa dạng phù hợp với dung lượng từ 2.000 mAh, 3.000 mAh cho tới trên 50.000 mAh. Mặc dù phổ biến là vậy nhưng có lẽ không mấy người biết rằng những thông số trên chỉ là tương đối(dung lượng ảo) và dung lượng sử dụng thực tế cũng như hiệu suất thì sẽ không bao giờ được như những gì mà nhà sản xuất quảng cáo.

 

 

Để tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này, chúng ta sẽ có một ví dụ như sau:

Giả sử nếu bạn có một chiếc smartphone pin dung lượng 2.000 mAh và một viên pin sạc dự phòng dung lượng 20.000 mAh thì theo lý thuyết, bạn sẽ có thể sạc đầy chiếc điện thoại của mình khoảng 10 lần và sau đó pin dự phòng mới cần sạc lại. Tuy nhiên điều này là không bao giờ xảy ra vì trong điều kiện thực tế thì người dùng chỉ có thể sạc đến khoảng lần thứ 2,3 or 4 tùy loại là pin dự phòng đã hết điện.

 

Bạn có thể kiểm tra dung lượng thực tế pin sạc dự phòng bằng cách sạc đầy pin dự phòng rồi dung pin đó sạc cho điện thoại hoặc máy tính bảng của mình. Dùng máy tính bảng dễ kiểm tra hơn vì dung lượng pin của máy tính bảng lớn hơn nhiều so với điện thoại, thường khoảng 10 000 mAh ( trong khi pin điện thoại thường dưới 2000 mAh).

Tuy nhiên bạn nên lưu ý kiểm tra dung lượng của điện thoại hoặc máy tính bảng của mình còn lại bao nhiêu % so với giá trị thông báo của nhà sản xuất, trước khi dùng nó để kiểm tra cho pin sạc dự phòng nhé ( thường còn lại trên 80% nếu bạn dùng chưa đến 2 năm).

Vậy liệu chúng ta có bị lừa khi mua pin dự phòng với dung lượng cao hay không và nguyên nhân của sự hao hụt trên đến từ đâu.